Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Phòng trị bệnh chết nhanh, vàng lá, thối rễ trên cây hồ tiêu


Giatieu.com xin giới thiệu qui trình phòng và trị bệnh chết nhanh, vàng lá, thối rễ chủ yếu do nấm gây hại trên cây hồ tiêu bằng thuốc đặc trị Agri-fos 400. Thuốc do Công ty Phát triển Công nghệ Sinh học DONA –TECHNO phân phối.

I. Xử lý hom giống cho vườn ươm:

Đất vào bầu: trộn hỗn hợp tro trấu, phân hữu cơ hoai mục, đất, sau đó vào bầu.
Tạo khoảng cách thông thoáng cho vườn ươm. Quản lý việc tưới nước (không làm úng nước).
Hom giống sau khi cắt xong ngâm vào trong dung dịch Agri-fos 400 nồng độ 40ml thuốc vào 8 lít nước từ 5-10 phút sau đó đem đi cắm vào bầu. Nếu trồng bằng dây ác thì sau khi cắt xong cũng đem ngâm vào trong dung dịch trên, sau đó mới đưa đi trồng.

II. Bệnh hại trên cây hồ tiêu:

1/ Bệnh chết nhanh:
Đây là bệnh rất nguy hiểm làm cây tiêu chết cây hàng loạt, gây mất trắng hoặc giảm năng suất trầm trọng. Nông dân gọi là bệnh chết nhanh.
+ Tác nhân gây bệnh: Chủ yếu do nấm Phytophthora gây ra làm cây tiêu chết rất nhanh.
+ Triệu chứng:
- Các chồi mầm không phát triển, lá chuyển màu vàng úa. Sau đó rụng đốt dần từ trên xuống, tiếp đó lá rụng đồng loạt và cây chết.
- Cũng có trường hợp cây tiêu vàng úa và chết rủ đột ngột không kịp rụng đốt.
- Cây tiêu bị bệnh thường phần thân tiếp giáp mặt đất bị thối, rễ tơ bị thối, nấm hại thân, cuống lá, cuống chùm quả.
- Nấm phá hoại mạch dẫn của thân, rễ làm thân, rễ thối nhũng chảy nhựa trơn nhớt, có mùi hơi tanh.
- Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa (nhất là vào thời điểm mưa dầm) do lúc này nhiệt độ thấp và ẩm độ trong vườn quá cao, vườn tiêu luôn ẩm ướt. Đây là điều kiện lý tưởng để nấm
Phytopthora tấn công và gây hại.
- Bệnh phát triển rất nhanh: Từ khi xuất hiện triệu chứng ban đầu đến khi cây tiêu héo rủ và chết chỉ trong vòng 10-15 ngày.
2/ Bệnh chết chậm:+ Tác nhân và điều kiện gây hại: Do rệp sáp, tuyến trùng Meloidogyne incognita tấn công vào bộ rễ cây tiêu trong thời gian dài, làm bộ rễ bị tổn thương và khi gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ thấp, ẩm độ cao) các loại nấm trong đất như: Rhizoctonia sp. Fusarium sp. Pythium sp…. sẽ xâm nhập qua vết thương, gây hại bộ rễ của cây tiêu.
+ Triệu chứng: Cây bị bệnh sinh trưởng chậm, lá nhạt màu hoặc biến vàng, các lá hoa và quả rụng dần từ gốc đến ngọn, các đốt cũng rụng dần từ trên xuống, gốc thối, bó mạch của thân cành hóa nâu, nấm gây hại tồn tại trong đất nên bệnh phát sinh cục bộ, lan dần.
3/ Bệnh thán thư:+ Tác nhân và điều kiện gây hại: Do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Nấm bệnh phát triển mạnh trong điều kiên nóng ẩm, chăm sóc vườn kém, bón phân không đầy đủ và không cân đối, lượng nước tưới không đảm bảo trong mùa khô.
+ Triệu chứng: Bệnh gây hại đọt non, lá, hoa, quả, thân, cành. Vết bệnh đốm vàng nhạt trên lá, đọt, hoa, quả, sau đó vết bệnh hóa nâu đen. Đốm bệnh tròn hay không đều, kích thước 4-6 cm. Khi già rìa vết bệnh có quầng đen bao quanh, phân rõ mô bệnh và mô khỏe. Bệnh làm bông hạt khô đen lan sang dây nhánh dẩn đến khô cành rụng đốt.

III. Phương pháp phòng và trị:  (cho cả 3 loại bệnh trên)

1/ Các biện pháp tổng hợp: Biện pháp hữu hiệu là áp dụng tốt các biện pháp phòng trừ sớm và toàn diện.
Trồng tiêu ở những vùng đất tơi xốp, thoát nước tốt như: đất bazal, đất thịt pha cát…, không nên trồng sâu dễ gây úng nước thối rễ. Nguy cơ này không chỉ xảy ra đối với cây trồng ở vùng thấp trũng mà còn xảy ra ở những vùng cao do làm bồn sâu không thoát nước trong mùa mưa.
Làm bờ mương ngăn không cho nước chảy tràn từ vườn này sang vườn khác.
Thường xuyên vệ sinh vườn bằng cách cắt tỉa toàn bộ cành cấp từ mặt đất lên 25cm, để bồn tiêu luôn luôn được thông thoáng. Cắt tỉa, thu dọn toàn bộ cành lá bị bệnh và đưa đi thiêu hủy.
Quản lý tốt việc tưới nước, không để thiếu nước trong mùa nắng và ngập úng trong mùa mưa.
Phytophthora là vi sinh vật thủy sinh do đó chúng phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt, nên việc khai mương, thoát nước tốt góp phần làm giảm nguy cơ phát triển của dịch bệnh.
Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục nhằm kích thích một số nấm đối kháng với Phytophthora phát triển, việc thiếu sót khi bón phân hữu cơ không hoai mục sẽ góp phần gia tăng nấm bệnh. Xây dựng vành đai cây chắn gió, cây chịu gió và cây che bóng tạo môi trường sinh thái tốt cho vườn tiêu.
Xử lý triệt để tuyến trùng bằng Vimoka hoặc Nocap, rệp sáp bằng Suppracide hoặc Suprathion hằng năm.
Bón phân vườn tiêu cân đối, hợp lý, đầy đủ vi lượng, chú ý bón Ca, Mg.
2/ Biện pháp hoá học: Sử dụng thuốc đặc trị nấm Agri-fos 400Thuốc Agri-fos 400 có tác dụng tốt để phòng và trị bệnh chết nhanh, vàng lá thối rễ trên cây hồ tiêu. Đồng thời trong thành phần của thuốc có chứa hàm lượng dưỡng chất như: Lân và Kali, giúp tăng khả năng sinh trưởng, phát triển của cây sau khi sử dụng thuốc, tăng năng suất và chất lượng hạt tiêu.
a/ Phòng bệnh:Tưới gốc: Dùng thuốc Agri-fos 400 pha 20ml vào 4 lít nước cho 1 gốc tiêu. Tưới toàn bộ vùng rễ và đoạn thân tiếp giáp mặt đất..
Phun qua lá: Dùng thuốc Agri-fos 400 pha 2,5ml vào 1 lít nước, phun ướt đều toàn bộ thân, lá và gốc tiêu.
Việc phòng bệnh thực hiện khoảng 3 tháng/lần vào mùa khô và 1 tháng/lần vào mùa mưa.
b/ Trị bệnh:
- Làm vệ sinh vườn tiêu (cào sạch cỏ rác, cành, lá và dây tiêu chết trong vườn đưa đi tiêu hủy).
- Dùng cuốc xới nhẹ đất xung quanh gốc ra đến tán, sâu từ 3 -5cm tùy theo trồng sâu hay cạn.
Tưới gốc: Pha 250ml thuốc Agri-fos 400 + 500g Mancozeb hoặc Difomate + 100g Foraxyl + 12,5g Fetrilon-Combi cho 100 lít nước tưới toàn bộ vùng rễ và đoạn thân tiếp giáp mặt đất của 25 gốc tiêu (4lít/ gốc).
Phun qua lá: Song song với việc tưới gốc, chúng ta tiến hành phun trên thân và lá với nồng độ sau: 500ml Agri-fos 400 + 500g Mancozeb hoặc Difomate + 100g Foraxyl + 12,5g Fetrilon-Combi pha 100 lít nước phun đều toàn bộ thân và lá (Phun kỹ đoạn thân từ mặt đất đến 2 mét).
Việc tưới gốc và phun qua lá phải tiến hành 3 lần mỗi lần cách nhau 10 ngày.
Sau khi trị lần 3 khoảng 15 ngày tiến hành chăm sóc vườn tiêu như bình thường.
3/ Chú ý khi dùng thuốc:- Phải thường xuyên kiểm tra cây để phát hiện kịp thời khi cây vừa chớm bệnh (nếu một phần cổ rễ cây tiêu bị thối nhũn, khi sử dụng thuốc sẽ có tác dụng ngăn chặn và khả năng phục hồi là rất lớn. Nếu để cây nhiễm bệnh nặng gốc rễ thâm đen hư thối, chảy nhựa trơn nhớt thì khả năng phục hồi khi sử dụng thuốc là rất thấp).
- Phải tưới nước đủ ẩm trước khi sử dụng thuốc nếu không tiêu sẽ rụng đốt và có thể chết do thiếu nước.
- Không phun thuốc trong thời kỳ tiêu đang trổ hoa nếu phun vào thời kỳ này tiêu sẽ rụng gié (chuỗi).
- Nếu phun quá nồng độ khuyến cáo cây tiêu sẽ bị cháy lá và rụng lá.
- Nên phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát.
- Nếu cây tiêu bị bệnh nặng, khi phun thì sẽ có hiện tượng rụng đốt nhưng sau đó cây sẽ hết rụng và hồi phục phát triển chồi lá mới.
- Trong trường hợp vườn tiêu bị úng nước, việc xử lý thuốc Agri-fos 400 sẽ không mang lại hiệu quả. Do cây tiêu không phát triển được bộ rễ dẫn đến cây tiêu sẽ chết dần.
read more "Phòng trị bệnh chết nhanh, vàng lá, thối rễ trên cây hồ tiêu"

Vụ thu mua gốc, rễ tiêu: để trộn vào tiêu bột ?


Ngày: 04/04/2013, Khuyến cáo3 phản hồi
Việc thương lái Trung Quốc mua gốc, rễ hồ tiêu đang gây lo lắng cho người sản xuất. Nhiều giả thiết đang đặt ra về mục đích thu mua của họ là phá hoại sản xuất hay nhằm những ý đồ khác?
Gốc, rễ hồ tiêu được thu gom chờ bán cho thương lái …
Sản lượng tiêu của nước ta chiếm 50% sản lượng tiêu thế giới, trong đó vùng hồ tiêu trọng điểm Gia Lai (trong đó huyện Chư Sê có diện tích và sản lượng lớn nhất tỉnh) chiếm từ 20- 25% sản lượng tiêu cả nước. Một khi vùng trọng điểm hồ tiêu này có biến động thì hậu quả sẽ khôn lường…
Ông Hoàng Phước Bính – Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê nhận định: Có khả năng họ thu mua gốc và rễ tiêu để làm gia vị, thuốc, thực phẩm hay xay thành bột để trộn với sản phẩm hạt tiêu xay. Điều này từng xảy ra bởi có người đã mua hạt tiêu lép, cuống tiêu rồi nghiền ra trộn với bột hồ tiêu chính phẩm. Hành vi gian dối này một mặt cho lợi nhuận không nhỏ bởi giá hồ tiêu đang ở mức khá cao (trên 110.000 đồng/kg tiêu đen), nhưng sẽ từng bước làm giảm uy tín, tiến tới phá hoại thương hiệu hồ tiêu của Chư Sê và Việt Nam.
Một giả thiết khác: Những rễ và gốc tiêu đã già cỗi hay bị chết thì chắc chắn đã và đang chứa mầm bệnh. Việc thu mua rất có thể được sử dụng vào mục đích nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân và thuốc trị bệnh hồ tiêu chết hàng loạt vẫn đang xảy ra trên vùng chuyên canh hồ tiêu tại Gia Lai, từ đó thu lợi nhuận từ việc bán thuốc. Nhưng nếu với mục đích tích cực đó thì việc thu mua đã được công khai, minh bạch!
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Minh – Phó phòng An ninh kinh tế Công an tỉnh Gia Lai, mục đích chủ yếu của việc thu mua gốc, rễ hồ tiêu là để phá hoại sản xuất… Nhưng có ý kiến cho rằng điều này rất khó xảy ra bởi giá hồ tiêu đang rất cao, chẳng ai dại gì phá vườn tiêu tiền tỷ để lấy tiền trăm. Nhận định này rất đúng với người sản xuất, nhưng với những kẻ trộm cắp thì khác. Ở những vườn hồ tiêu lâu năm, mỗi trụ sẽ có không dưới 5kg gốc, rễ, chỉ cần nhổ trộm dăm, bảy trụ là đã có hàng trăm nghìn đồng.
Hiện UBND tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo đình chỉ tất cả việc thu gom, mua bán và tuyệt đối không để số gốc, rễ tiêu đã thu mua bị đưa ra khỏi địa bàn.
Theo Nguyễn Giang (Báo Dân Việt
read more "Vụ thu mua gốc, rễ tiêu: để trộn vào tiêu bột ?"

Khai trương chính thức website Dai-ichi Life Việt Nam


Giới thiệu website Dai-ichi Life Việt Nam

Được thành lập vào năm 1902 dưới hình thức công ty bảo hiểm nhân thọ (“BHNT”) tương hỗ đầu tiên tại Nhật Bản, The Dai-ichi Life Insurance Company, Limited (“Dai-ichi Life”) là một trong những công ty BHNT hàng đầu tại Nhật Bản cũng như trên thế giới với tổng tài sản trị giá 407,2 tỷ đô la Mỹ và tổng doanh thu đạt 43,1 tỷ đô la Mỹ (tính đến ngày 31/3/2012).

Ngày 18 tháng 01 năm 2007, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Dai-ichi Việt Nam được thành lập từ giao dịch chuyển nhượng liên doanh Bảo Minh – CMG và trở thành công ty bảo hiểm nhân thọ 100% vốn Nhật Bản đầu tiên hoạt động tại Việt Nam.

Với kinh nghiệm hơn 100 năm hoạt động trong ngành bảo hiểm nhân thọ và giá trị nền tảng “Khách hàng là trên hết”,  Dai-ichi Life Việt Nam luôn nỗ lực cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính tốt nhất nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính đa dạng và sự tin tưởng của khách hàng Việt Nam.

Bên cạnh đó, với triết lý kinh doanh mang đậm tính nhân văn từ Nhật Bản “Tất cả vì con người”, bên cạnh hoạt động kinh doanh hiệu quả, Dai-ichi Life Việt Nam tích cực khởi xướng, thực hiện nhiều chương trình từ thiện, hoạt động xã hội có ý nghĩa và có những đóng góp thiết thực nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng địa phương, thể hiện cam kết "Gắn bó dài lâu" với đất nước và con người Việt Nam.

Cùng với sự thay đổi chiến lược trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang có nhiều chuyển biến, ngày 10/5/2013, Dai-ichi Life Việt Nam đã chính thức khai trương website công ty do Cánh Cam thiết kế tại địa chỉ: http://dai-ichi-life.com.vn.

Website mới của Dai-ichi Life Việt Nam được thiết kế hiện đại và hoàn toàn hướng về khách hàng với các dịch vụ được nhóm theo các nhu cầu cụ thể. Ở vị trí trung tâm trang là phần đăng nhập dành cho khách hàng tạo sự thuận lợi cho cả khách hàng hiện tại và khách hàng tương lai của công ty. Đặc biệt website được thiết kế đáp ứng di động giúp khách hàng xem được trên các thiết bị di động (smartphone, tablet) dễ dàng chỉ với 1 link duy nhất.

Để xem website Dai-ichi Life Việt Nam, xin vui lòng click vào đây.
read more "Khai trương chính thức website Dai-ichi Life Việt Nam"

Giới thiệu

Mới nhất là trường hợp bé gái ở tỉnh Bình Thuận tử vong tại Bệnh viện huyện Tuy Phong khi chào đời chỉ mới chưa được một ngày. Bé gái sinh ra nặng 2,8kg, 4 tiếng đồng hồ sau được tiêm văcxin ngừa viêm gan B và 13 giờ sau đó người nhà phát hiện bé qua đời. Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh cho rằng ít có khả năng bé tử vong do văcxin vì thời gian từ khi chích ngừa đến lúc mất rất lâu.   
Chỉ một ngày trước đó, 3 em bé sơ sinh ở Bệnh viện đa khoa huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, đã qua đời chỉ trong khoảng hơn 10 phút sau tiêm văcxin viêm gan B. Việc các cháu cùng lúc, cùng nơi, cùng chết sau tiêm cùng loại văcxin gây chấn động dư luận. Các chuyên gia đánh giá đây là sự việc hiếm thấy và đáng lo. 2 lô văcxin có liên quan đến mũi tiêm cho 3 bé đã bị Bộ Y tế chỉ đạo ngừng chủng ngừa. Nguyên nhân tử vong vẫn chưa được kết luận chính thức, nhưng các chuyên gia Bộ Y tế tạm khẳng định các cháu bị "sốc phản vệ không rõ nguyên nhân". Nhiềunghi vấn về sự xuất hiện của chất lạ gây sốc phản vệ trong văcxin cũng được đặt ra
read more "Giới thiệu"